Thủ tục nhập khẩu (Phụ tùng, máy kéo) thang máy
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực bất động sản (đặc biệt là các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại hay công trình dân dụng nhiều tầng) trong những năm gần đây đang kéo theo sự tham gia của ngành thang máy.
Đúng như dự đoán trước đó, đến quý 4 năm 2018, ngành kinh doanh thang máy tại Việt Nam đang thực sự tăng nhiệt với nhu cầu sử dụng thang máy thông minh, tốc độ cao không ngừng tăng mạnh tại các dự án trên cả nước.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cung cấp, kinh doanh mặt hàng thang máy nhập khẩu tại Việt Nam còn khá lúng túng, mơ hồ về thủ tục nhập khẩu mặt hàng thang máy. Do những bổ sung, cập nhật mới về luật nhập khẩu cho mặt hàng này chưa theo kịp tình hình thực tế. Để giúp các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thang máy giải đáp thắc mắc và tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian cho việc hoàn tất thủ tục nhập khẩu mặt hàng thang máy, chúng tôi, Xuất Nhập Khẩu Nhật Minh Khánh, xin chia sẻ một số kinh nghiệm làm hàng thực tế như sau:
1. Về chính sách áp dụng cho mặt hàng thang máy nhập khẩu
Tham khảo công văn số 5488/TCHQ-TXNK ngày 18/08/2017 của Tổng cục Hải quan gửi Chi cục Hải quan Hải Phòng về việc phân loại “máy kéo thang máy” thì:
Theo công văn số 1527/TĐC-TC ngày 29/06/2017 của Tổng cục Đo lường Chất lượng (đính kèm bản sao) thì trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thang máy, thì không có khái niệm "máy kéo thang máy" mà có khái niệm "máy dẫn động", là loại máy đã được mô tả tại các TCVN bao gồm: TCVN 6395:2008, TCVN 6396-2:2010, TCVN 6396-3:2010. Cụ thể như sau:
- Đối với thang máy điện, tại điều 3.22 TCVN 6395:2008: “Máy dẫn động là tổ hợp dẫn động để đảm bảo chuyển động hoặc dừng thang”.
- Đối với thang máy thủy lực, tại điều 3.22 TCVN 6396-2:2010: “Máy dẫn động là tổ hợp dẫn động để đảm bảo chuyển động hoặc dừng thang gồm bơm, động cơ bơm và các van điều khiển”.
- Đối với thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực, tại điều 3.20 TCVN 6396-3:2010: Máy dẫn động là thiết bị dẫn động và dừng thang máy chở hàng, bao gồm cả động cơ đối với các thang máy điện chở hàng hoặc gồm có bơm, động cơ bơm và các van điều khiển”.
Vậy nên: "máy kéo thang máy" được xác định là "máy dẫn động", là loại máy có đặc điểm, chức năng chưa được định danh tại nhóm nào của Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Do "máy kéo thang máy" được xem là một bộ phận của thang máy (nhóm 84.28) nên được phân loại vào nhóm 84.31 (áp dụng Chú giải 2b Phần XVI về phân loại các bộ phận của máy”.
2. Mặt hàng thang máy nhập khẩu cũng là đối tượng kiểm tra chất lượng hàng hóa
Căn cứ Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 của Bộ Khoa học Công nghệ sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về việc kiểm tra chất lượng nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, có thể thấy, mặt hàng thang máy nhập khẩu cũng phải là đối tượng chịu sự kiểm tra chất lượng nhà nước theo quy định của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 của Bộ Khoa học Công nghệ thì hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có khả năng gây mất an toàn được quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các hàng hoá khác có khả năng gây mất an toàn cũng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Mặt hàng thang máy do có 2 phần chính là: thùng thang máy và máy kéo thang máy nên theo công văn số: 5488/TCHQ-TXNK ngày 18/08/2017 thì sẽ phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng nhà nước theo các tiêu chuẩn được quy định tại công văn số 1527/TĐC-TC ngày 29/06/2017 của Tổng cục Đo lường Chất lượng đã nêu bên trên.
3. Chính sách thuế áp dụng cho mặt hàng thang máy nhập khẩu
Để tính chính xác tổng thuế phải nộp cho lô hàng thang máy nhập khẩu, các doanh nghiệp (chủ hàng) cần:
- Tham khảo chương 84, nhóm 84.28 gồm có các bộ phận của thang máy như: máy nâng hạ, giữ, xếp hoặc dỡ hàng khác (ví dụ: thang máy (lift), thang cuốn, băng tải, thùng cáp treo) để áp mã HS cho đúng với mặt hàng thang máy đang làm thủ tục nhập khẩu.
- Sau khi xác định được cụ thể HS code cho lô hàng thang máy mình đang làm thủ tục, doanh nghiệp sẽ áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành để xác định dòng hàng của mình phải chịu từng loại thuế là bao nhiêu %.
- Tính tổng các sắc thuế phải nộp, gồm có: thuế nhập khẩu + thuế giá trị gia tăng, ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể có thể gồm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế bảo vệ môi trường.
Dưới đây là mã HS cho áp cho mặt hàng thang máy (lift) nhập khẩu:
8428 | Máy nâng hạ, giữ, xếp hoặc dỡ hàng khác (ví dụ: thang máy, thang cuốn, băng tải, thùng cáp treo).
842810 | - Thang máy và tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp):
| - - Thang máy:
84281031 | - - - Để chở người
84281039 | - - - Loại khác
84281040 | - - Tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp)
Căn cứ Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 36/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, từ ngày 01/01/2018, mặt hàng thang máy nhập khẩu sẽ được áp dụng Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 45/2017/QĐ-TTg.
Căn cứ vào những văn bản trên và đặc điểm tính chất hàng hóa của mặt hàng thang máy nhập khẩu, chúng ta sẽ xác nhận mã số thuế mặt hàng phù hợp để áp dụng trên tờ khai hải quan, để có thể hoàn thành tiếp các thủ tục nhập khẩu được yêu cầu cho lô hàng thang máy doanh nghiệp muốn nhập
4. Thủ tục nhập khẩu mặt hàng thang máy về Việt Nam
Đối với mặt hàng thang máy nhập khẩu, trước khi mở tờ khai cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng theo thông tư số: 07/2017/TT-BKHCN.
Bộ hồ sơ gồm:
- Commercial invoice (01 copy)
- Packing list (01 copy)
- Contract (01 copy)
- Bill of Loading (01 copy)
- Catalogue (01 gốc hoặc copy)
- Certificate of Quality (01 gốc)
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng thang máy nhập khẩu, doanh nghiệp có thể nộp tại:
Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3
Địa chỉ: 49 Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM
Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội Tp.HCM
Trung Tâm Kiểm Định và Huấn Luyện Kỹ Thuật An Toàn Lao Động Tp.HCM
Địa chỉ: 153A Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh Tp.HCM
Sau khi có giấy tiếp nhận kiểm tra, doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai và thực hiện theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Sau khi tiến hành hoàn tất thủ tục hải quan nếu doanh nghiệp muốn xin tạm giải phóng hàng về kho đang khi chờ kết quả kiểm tra, thì nộp thêm công văn xin mang hàng về bảo quản, theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Và chúng tôi, Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Nhật Minh Khánh với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chuyên nhận tư vấn và làm các thủ tục nhập khẩu mặt hàng thang máy từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Châu Âu… với sự chuyên nghiệp - hiệu quả - nhanh chóng - an toàn - tiết kiệm, và lấy sự hài lòng và phát đạt của Quý khách hàng là phương châm và là tương lai phát triển của chúng tôi.
Nhấn vào đây để Báo giá dịch vụ hải quan trọn gói.
Tags: kiểm tra chất lượng thang máy nhập khẩu, nhập khẩu thang máy cần giấy tờ gì, quy định nhập khẩu thang máy, thủ tục nhập khẩu máy kéo thang máy, thủ tục nhập khẩu phụ tùng thang máy, thuế nhập khẩu thang máy
Quy định nhập khẩu thang máy
- nhập khẩu thang máy cần giấy tờ gì
- thủ tục nhập khẩu máy kéo thang máy
- kiểm tra chất lượng thang máy nhập khẩu
- thuế nhập khẩu thang máy
Nhập khẩu phụ tùng, máy kéo thang máy
Tư vấn trọn gói thủ tục nhập khẩu phụ tùng thang máy từ Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói - Xuất nhập khẩu Nhật Minh Khánh, gọi 098 847 6868 (24/24) hoặc Email: info@nhatminhkhanh.com