Thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch (Switch), nhanh chóng & lấy hàng ngay
- 1. Tìm hiểu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
- 2. Mã HS mặt hàng bộ chia mạch (switch)
- 3. Thuế nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
- 4. Căn cứ pháp lý và quy định pháp luật để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
- 5. Thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch (switch)
- 6. Xuất Nhập Khẩu Nhật Minh Khánh chia sẻ với bạn kinh nghiệm nhập khẩu mặt hàng bội chuyển mạch (switch)
- 7. Liên hệ Xuất Nhập Khẩu Nhật Minh Khánh
Theo đó, kể từ ngày 1/9/2019, Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông có hiệu lực, và sản phẩm thiết bị chuyển mạch (switch), nếu không có chức năng thu phát sóng vô tuyến, thì sẽ không còn nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 của Bộ Thông tin và Truyền thông – tức danh mục sản phẩm hàng hóa phải thực hiện kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy và/hoặc công bố hợp quy.
Do đó, chính sách pháp lý mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch), quy trình thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch) mới nhất năm 2020 cũng có vài thay đổi quan trọng. Nhân đây, Xuất Nhập Khẩu Nhật Minh Khánh xin gửi đến bạn một số thông tin liên quan khái niệm, chính sách thuế, quy trình thủ tục nhập khẩu của mặt hàng này.
Hy vọng sẽ giúp các bạn trong việc nhập khẩu switch chia mạng, dù là tự làm hay nhờ đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín mà doanh nghiệp mình tin tưởng, được nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
1. Tìm hiểu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
Thiết bị chuyển mạch ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng cho sự vận hành trơn tru của mỗi doanh nghiệp. Tại Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu thiết bị chuyển mạch về để cung cấp cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng lớn. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc hiểu rõ hay cập nhật đầy đủ và thường xuyên các quy định hay thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch là yêu cầu mang tính sống còn quyết định năng lực năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố quan trọng để các khách hàng, trong đó chủ yếu là các công ty kinh doanh thiết bị mạng, đặt niềm tin và ủy thác để doanh nghiệp là đơn vị thực hiện trọn gói các dịch vụ làm thủ tục hải quan liên quan đến lô hàng thiết bị chuyển mạch nhập khẩu của mình.
1.1 Khái niệm thiết bị chuyển mạch (switch)
Thiết bị chuyển mạch hay bộ chuyển mạch (còn có tên tiếng Anh là switch) hay nói nôm na là “switch chia mạng” là một thiết bị tối quan trọng trong việc kết nội mạng, dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây trong một hệ thống mạng.
Mặt khác, phương thức chuyển tín liệu của hệ thống mạng có kết nối với thiết bị chuyển mạng switch còn có thể theo kiểu duplex (được dịch là “song công”) – tức là chuyển dữ hiệu theo cả hai hướng. Điều này giúp cho các công ty, doanh nghiệp, nhà máy có sử dụng hệ thống mạng để trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận hết sức phấn khởi vì không những nâng cao được năng suất làm việc bởi sản phẩm công nghệ switch này mà còn tiết kiệm được đáng kể chi phí và thời gian.
1.2 Ứng dụng và ích lợi của bộ chuyển mạch (switch)
Trên thực tế còn có nhiều loại bộ chuyển đổi mạch khác như: HUB, Router… Tuy nhiên, switch là thiết bị chuyển mạch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngày nay, hầu hết các mạng doanh nghiệp đều sử dụng các switch chuyển mạch để kết nối máy tính, máy in, điện thoại, máy ảnh, đèn và máy chủ trong tòa nhà hoặc khuôn viên trường học. Switch làm việc như một bridge nhiều cổng.
Khác với thiết bị HUB nhận tín hiệu từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại, switch nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.
Các switch cũng tương tự như các router, nhưng một router có khả năng bổ sung để chuyển tiếp các gói giữa các mạng khác nhau, trong khi một switch bị hạn chế đối với giao tiếp node-to-node trên cùng một mạng.
Và ích lợi của bộ chuyển mạch (switch) là:
- Các thiết bị kết nối gián tiếp thông qua các cổng (port) của switch.
- Switch làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công duplex - có thể “đọc – ghi”, “nghe – nói” cùng lúc.
- Các port của switch sẽ quyết định băng thông truyền đi như thế nào mà Không cần phải chia sẻ băng thông với nhau.
- Frame sẽ được kiểm tra lỗi và giúp làm giảm tỷ lệ lỗi trong frame. Các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward).
- Có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một ngưỡng nào đó.
Tóm lại: Một bộ chuyển mạch switch hoạt động như một bộ điều khiển. Nó cho phép các thiết bị nối mạng có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả. Thông qua chia sẻ thông tin và phân bổ nguồn lực, công tắc tiết kiệm tiền của doanh nghiệp và tăng năng suất của nhân viên. Thiết bị chuyển mạch còn cho phép bạn gửi và nhận thông tin (chẳng hạn như email) và truy cập tài nguyên được chia sẻ một cách trơn tru, hiệu quả, bảo mật cao và minh bạch.
1.3 Nguồn nhập mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
Hiện nay, cuộc chiến trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ & sản xuất thiết bị chuyển mạch switch đang diễn ra hết sức căng thẳng và quyết liệt.
Trong đó, có rất nhiều công ty công nghệ sản xuất bộ chuyển mạch đang nỗ lực tối đa để được đứng ở top đầu, bằng cách tạo ra các thiết bị chuyển mạch có hiệu suất cao đi đôi với giá cả phải chăng để chiếm lĩnh thị trường.
Sau đây là các nước dẫn đầu với các thương hiệu sản xuất thiết bị chuyển mạch nổi tiếng chiếm thị phần lớn trên thế giới, trong đó có Việt Nam:
1.3.1 Mỹ: Netgear, Cisco, Linksys, TRENDnet, Buffalo, Dell…
1.3.2 Trung Quốc: TP-Link, Tenda, D-Link, Totolink…
1.3.3 Đài loan: Planet, Draytek, Volktek…
1.4 Phân loại bộ chuyển mạch (switch)
Tùy vào mục đích và công năng sử dụng, các hãng nghiên cứu để sản xuất, chế tạo bộ chuyển mạch có các đặc tính nổi bật khác nhau, nhằm thỏa mãn đúng đến nhu cầu của từng đối tượng khách hàng của mình. Dưới đây cách phân loại switch trên các tiêu chí đánh giá như sau:
1.4.1 Dựa trên tính năng được quản lý hay không được quản lý
- Switch không được quản lý (unmanaged switch)
Switch loại này được chế tạo để sử dụng được ngay mà không cần phải cấu hình hay cài đặt trước. Dung lượng mạng loại này cũng ít hơn so với switch được quản lý. Loại switch này chủ yếu dùng trong đối tượng có kết nối cơ bản như: Mạng gia đình, văn phòng hay nơi nào chỉ có nhu cầu cần lắp thêm một vài cổng mạng. Với loại switch này, bạn chỉ cần cắm dây cáp nguồn, cáp đích và cắm nguồn điện và có thể hoạt động được ngay.
- Switch được quản lý (managed switch)
Switch được quản lý thì có thể cấu hình được, bảo mật cũng tốt hơn. Bạn có thể cấu hình hay tùy chỉnh switch loại này. Điều này dẫn đến sự kiểm soát mạng cũng như bảo vệ mạng tốt hơn, đồng thời giúp người dùng trải nghiệm việc truy cập mạng tốt hơn. Swith được quản lý chủ yếu được dùng trong doanh nghiệp có quy mô từ trung bình đến lớn, thường là dòng cao cấp và được quản lý bởi nhân viên IT chuyên nghiệp.
1.4.2 Dựa trên đặc tính kết nối
- Workgroup switch
Là loại switch được thiết kế nhằm để nối trực tiếp các máy tính lại với nhau hình thành một mạng ngang hàng. Vậy nên, ứng với mỗi cổng của switch loại này chỉ có một địa chỉ máy tính trong bảng địa chỉ. Loại switch này có giá tiền thấp hơn các loại khác. Vì thế, nó không cần thiết phải có bộ nhớ lớn cũng như tốc độ xử lý cao.
- Segment switch
Loại switch này giúp nối các workgroup switch hay HUB lại với nhau, hình thành một liên mạng ở tầng hai. Vì thế, ứng với mỗi cổng trong trường hợp này sẽ có nhiều địa chỉ máy tính, nên bộ nhớ cần thiết phải đủ lớn. Tốc độ xử lý yêu cầu phải cao vì lượng thông tin cần xử lý tại các switch là khá lớn.
- Backbone switch
Backbone switch nối kết các segment switch lại với nhau. Bộ nhớ và tốc độ xử lý của loại switch này phải rất lớn để có thể đủ chứa địa chỉ cho tất cả các máy tính trong toàn liên mạng và hoán chuyển kịp thời dữ liệu giữa các nhánh mạng.
1.5 Nhóm khách hàng nhập thiết bị chuyển mạch (switch)
1.5.1 Công ty phân phối kinh doanh thiết bị chuyển mạch switch nhập khẩu chính hãng.
1.5.2 Doanh nghiệp kinh doanh thiết bị công nghệ, trong đó có thiết bị chuyển mạch switch.
1.5.3 Công ty, tập đoàn lớn có nhu cầu nhập khẩu thiết bị chia mạng switch về để xây dựng mạng nội bộ của mình với đặc tính quy mô mạng nội bộ rất lớn và yêu cầu mạng phải mạnh và độ bảo mật phải cao.
2. Mã HS mặt hàng bộ chia mạch (switch)
Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016, mặt hàng thiết bị chuyển mạch switch có thể tham khảo chương 85.17. Theo đó, chương 85.17: “Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28”.
Phân nhóm: 8517.62: “Máy thu, đổi và truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, kể cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến”.
Nhóm 8517.62.99: “Loại khác”.
3. Thuế nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
Thiết bị chuyển mạch switch thuộc chương 8517, phân nhóm 8517.62, nhóm 8517.62.99, thuế nhập khẩu 0%.
4. Căn cứ pháp lý và quy định pháp luật để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
4.1 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về việc quản lý các mặt hàng cấm kinh doanh xuất nhập khẩu.
4.2 Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
4.3 Thông tư 05/2019/TT-BTTTT ngày 09/07/2019 Quy định sản phẩm danh mục hàng hóa, có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bô Thông Tin và Truyền Thông.
5. Thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch (switch)
Căn cứ vào Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thiết bị chuyển đổi mạch không có chức năng thu phát sóng vô tuyến là một mặt hàng có thủ tục nhập khẩu bình thường không cân phải xin giấy phép nhập khẩu.
5.1 Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
- Commercial invoice (01 copy).
- Packing list (01 copy).
- Contract (01 copy).
- Catalogues (01 copy).
- Bill of Loading (01 copy).
- Tờ khai hàng nhập khẩu (01 copy).
5.2 Quy trình thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch (switch)
Quy trình, thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch được thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
6. Xuất Nhập Khẩu Nhật Minh Khánh chia sẻ với bạn kinh nghiệm nhập khẩu mặt hàng bội chuyển mạch (switch)
7. Liên hệ Xuất Nhập Khẩu Nhật Minh Khánh
Và chúng tôi, Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Nhật Minh Khánh với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chuyên nhận thực hiện thủ tục nhập khẩu trọn gói các mặt hàng thiết bị chuyển mạch hay bộ chuyển mạch hay “bộ chia mạng” các loại của các thương hiệu nổi tiếng và được ưa chuộng nhất hiện nay đến từ các nước Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc… với sự chuyên nghiệp - hiệu quả - nhanh chóng - tiết kiệm và lấy sự hài lòng và phát đạt của Quý khách hàng là phương châm và là tương lai phát triển của chúng tôi.
Nhấn vào đây để Báo giá dịch vụ hải quan trọn gói