Incoterms 2010 English - chart - Bảng quy tắc Incoterm, 112, Huyền Nguyễn, Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói, 15/10/2022 08:49:26

Incoterms 2010 English - chart - Bảng quy tắc Incoterm

Gọi nhận tư vấn về Incoterms 2010: 098 847 68 68 (24/24)

 

Incoterms đóng một vai trò nền tảng trong hoạt động buôn bán quốc tế, hậu cần, vận tải, thủ tục hải quan, thậm chí là thanh toán quốc tế. Liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ, chi phí và rủi ro mà các bên mua, bán trong kinh doanh quốc tế (lẫn trong nước nếu Incoterms được dẫn chiếu dùng).

Incoterms không phải là văn bản pháp lý bắt buộc, chỉ là những tập quán buôn bán được hệ thống hoá từ những năm 30 của thế kỷ trước. Khi đã được dẫn chiếu áp dụng, và hợp đồng hai bên không có thoả thuận gì khác đi, nếu có mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra, toà án/trọng tài kinh tế sẽ phân xử theo như Incoterms quy định.

Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms - Incoterms)

Điều kiện thương mại quốc tế - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là International Commercial Terms, viết tắt là Incoterms.

File PDF

Trong thương mại quốc tế, thông thường cần tới 3 hợp đồng vận tải hàng hóa, đó là:

  • Hợp đồng 1: Từ cơ sở người bán đến người chuyên chở quốc tế trong nội địa nước người bán.
  • Hợp đồng 2: Từ người chuyên chở quốc tế tại nước người bán đến một địa điểm qui định tại nước người mua.
  • Hợp đồng 3: Từ địa điểm hàng đến tại nước người mua đến cơ sở của người mua.

Như vậy, điều căn bản là phải xác định rõ ràng trách nhiệm của người bán kết thúc ở đâu? Trách nhiệm của người mua bắt đầu từ đâu? Căn cứ chính làm cơ sở phân đoạn trách nhiệm giữa người bán và người mua là: Ai là người chịu trách nhiệm trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục và trả chi phí thông quan XK, NK, quá cảnh qua nước khác...?

Nếu không có sự phân chia rõ ràng như vậy, thì sẽ rất khó khăn cho người bán là người mua định giá bán và giá mua là như thế nào.

Hơn nữa, do thương mại quốc tế thường sử dụng ngôn ngữ khác nhau, chịu sự điều tiết về tập quán, luật lệ địa phương khác nhau dẫn đến sự hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng giữa các bên tham gia.

Để hạn chế những bất đồng và thúc đẩy thương mại quốc tế, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã soạn thảo các Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms - Incoterms) được ban hành lần đầu tiên vào năm 1936 và được sử đổi bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và mới nhất là 2010.

Do Incoterms hội tụ được tập quán phổ biến trong thương mại quốc tế, nên được toàn thế giới công nhận và áp dụng. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Mục đích của Incoterms

  • Cung cấp bộ qui tắc nhằm giải thích những Điều kiện thương mại thông dụng nhất trong thương mại quốc tế.
  • Giúp các bên tránh được hoặc hạn chế được đáng kể những rủi ro phát sinh do những khác biệt trong cách giải thích các điều kiện Incoterms ở các nước khác nhau. Khi hợp đồng tham chiếu đến Incotemrs, các bên sẽ xác định được rõ ràng nghĩa vụ tương ứng và hạn chế những rắc rối về mặt pháp lí.
  • Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy giao dịch thương mại quốc tế.

Phạm vi điều chỉnh của Incoterms

Phạm vi điều chỉnh của Incoterms được giới hạn, bao gồm:

  • Trong những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên kí kết hợp đồng mua bán liên quan đến việc giao hàng.
  • Incotemrs chỉ giải quyết mối quan hệ giữa người mua và người bán theo hợp đồng mua bán và chỉ điều chỉnh một số khía cạnh cụ thể trong hợp đồng này.
  • Về bản chất, Incoterms được áp dụng khi mua bán hàng hóa qua biên giới, do đó, nó bao gồm các điều kiện thương mại quốc tế. Nhưng vì Incoterms là văn bản qui phạm pháp luật tùy ý, nên đôi khi người ta lại dùng nó cho thương mại nội địa, điều này là không khuyến khích và phải thận trọng khi áp dụng các điều khoản Incotemrs cho thích hợp.
  • Trong thực tế, có hai cách hiểu sai lầm phổ biến về Incoterms
    • Thứ nhất  Incoterms thường bị hiểu lầm là áp dụng cho hợp đồng vận tải mà không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa.
    • Thứ hai là đôi lúc Incoterms bị coi là bộ qui tắc về mọi nghĩa vụ mà các bên muốn đưa vào hợp đồng. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Các điều kiện Incoterms

Nhóm E

EXW-Ex Works: Giao hàng tại xưởng

Gần như người bán không chịu 1 trách nhiệm nào về hàng hóa cũng như không cần làm bất kỳ một khâu nào kể cả khai báo hải quan lô hàng hóa.

Nhóm mặt hàng có tính độc quyền cao thường thuộc nhóm F, khi người mua cần phải mua và người bán ít chấp nhận rủi ro hoặc không chuyên về xuất nhập khẩu.

Nhóm F

Trong nhóm F có 3 nhóm là: FOB, FCA, FAS. Chữ F là Free có nghĩa là miễn trách nhiệm.

Nhóm F người bán được miễn trách nhiệm (không chịu trách nhiệm) từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng.

Dựa trên cơ sở trách nhiệm của mỗi nhóm, chia nhỏ thành 3 nhóm con:

FCA

FCA (Free Carrier) Giao hàng cho người chuyên chở.

Free Carrier - điều kiện miễn trách nhiệm vận chuyển. Người bán bốc dỡ hàng lên phương tiện vận chuyển được người mua chỉ định.

Sau khi bàn giao là người bán miễn trách nhiệm trong quá trình phương tiện vận chuyển đưa hàng về kho của người mua. Người bán hoàn toàn không cần chịu trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Ví dụ: Người bán giao thanh long sang Trung quốc và đã giao lên xe theo đúng quy định (xe là bên nhập Trung Quốc chỉ định, người bán không thuê xe container này), nếu trong quá trình vận chuyển tài xế chở xe container bị chậm và trễ ngày giao, thanh long bị hư thì người bán không phải chịu trách nhiệm, người chịu trách nhiệm là nhà nhập khẩu Trung Quốc.

FAS

FAS (Free alongside) Giao hàng dọc mạn tàu.

So với FCA thì FAS có trách nhiệm cao hơn, người bán phải thuê phương tiện vận chuyển chở ra đến mạn tàu thì lúc này người bán mới hết trách nhiệm.

Như ví dụ trên thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm cho container thanh long này. 

FOB

FOB (Free on Board): Giao hàng lên tàu.

Trong điều kiện F thì Hợp đồng FOB là điều kiện cao hơn cả. So với FAS thì người bán chỉ chở hàng ra cảng là xong. Nhưng còn quá trình bốc xếp hàng từ cảng lên tàu chẳng may sợi cáp bị đứt hoặc một container thanh long để ngoài cảng chẳng may máy lạnh của cont bị hư làm cho thanh long bị hư hại thì nếu người bán bán FOB thì người bán sẽ phải chịu trách nhiệm này. Mọi chi phí thủ tục hải quan, nộp thuế người bán là người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên người bán không trả phí cước tàu vì phí này chỉ phát sinh tại thời điểm tàu nhổ neo và chạy đến cảng giao hàng. Có nghĩa là tàu nhổ neo thì hàng đã ON BOARD (lên tàu).

Như theo điều kiện nhóm F thì trách nhiệm sẽ tăng dần: FCA < FAS < FOB.

Vậy so với nhóm E thì nhóm F trách nhiệm cao hơn là có đảm trách việc vận chuyển nội địa (như trucking,...)

Nhóm C

Cost chịu thêm các chi phí phát sinh sau điều kiện F.

Nếu như FOB chỉ chịu trách nhiệm đến khi tàu nhổ neo thì điều kiện C người bán hàng phải chịu thêm trách nhiệm khác như chịu phí cước tàu, bảo hiểm,… Nhưng các bạn sale logistics thì thích điều này vì dễ sale cước tàu.

Trong nhóm C thì chia thành các nhóm: CFR, CIF, CPT. 

CFR

CFR (Cost and Freight) Tiền hàng và cước phí
Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí vận chuyển tàu biển ( cước tàu) còn chi phí dỡ hàng tại cảng đến người mua sẽ chịu trách nhiệm nếu có thỏa thuận (Phí THC).

Như vậy: CFR = FOB + F (cước tàu biển)

CIF

CIF (Cost-Insurance and Freight) Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí tàu.

Đây là điều kiện khá phổ biến trong xuất nhập khẩu. Người bán phải chịu thêm phí bảo hiểm cho lô hàng trong quá trình vậy chuyển bằng tàu biển. Chẳng hạn như lô hàng thanh long của bạn khi đi trên biển gặp các rủi ro như bão, cướp biểm hoặc con chuột nó cắn đứt dây điện máy lạnh làm lô hàng hư hỏng thì lúc này bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm tức nhiên người bán có trách nhiệm liên đới và người mua không chịu trách nhiệm gì cả. Người bán (shipper) có thể mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110%.

Như vậy : CIF = CFR + I (bảo hiểm) = FOB + F (cước tàu biển) + I (bảo hiểm)

CPT

CPT (Carriage padi to) Cước phí trả tới

CPT= CFR + F . F lúc này là cước phi vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí giao hàng do người bán chỉ định. Tất nhiên F này có bao gồm phí cước tàu luôn. Như vậy so với CIF thì CPT phải chịu thêm các khoản vận chuyển khác.

Nhóm D

DAT

DAT (Delireres at terminal): Giao hàng tại bến.

Trường hợp này người bán giao hàng tại một bến quy định. Và vị trí chuyển đổi rủi ro là người bán giao được hàng. Nếu người mua muốn người bán chịu thêm rủi ro thì dùng điều kiện DAP hoặc DDP.

DAP

DAP (Delivered at place): Giao hàng tại nơi đến

Người bán sẽ chịu mọi rủi ro cho đến khi giao đúng vị trí yêu cầu của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng dỡ hàng tại nơi đến.

Nhưng người bán sẽ không chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa DAP và DDP. Nếu bạn muốn người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng được thông quan thì dùng điều kiện DDP.

DDP

DDP (Delivered duty paid) : Giao hàng đã thông quan nhập khẩu.

Điều kiện này người bán chịu mọi rủi ro đến khi đưa hàng đến nơi và chịu mọi trách nhiệm thông quan xuất nhập khẩu. Có thể nói DDP là nghĩa vụ cao nhất của người bán trái ngược hoàn toàn với điều kiện E giao hàng tại cảng.

Một số lưu ý trách nhiệm và nghĩa vụ người bán và người mua trong Incoterms 2010

Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải

  • Nhóm E,F : Người mua thuê tàu. Địa điểm giao hàng tại là tại nơi đến.
  • Nhóm C,D: Thuộc về người bán. Địa điểm giao hàng là tại nơi đi.

4 điều kiện trong Incoterms 2010 chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa :FAS, FOB, CFR, CIF : địa điểm chuyển giao hàng ( khác với chuyển giao trách nhiệm) là cảng biển.

Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa

  • Nhóm E, F: Người mua phải mua bảo hiểm cho lô hàng
  • Nhóm D: trách nhiệm thuộc về người bán.
  • Nhóm C: Tùy trường hợp
    • CIF, CIP: người bán.
    • CFR, CPT: người mua.

Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa

Xuất khẩu

  • EXW: người mua làm toàn bộ thủ tục hải quan vì lấy hàng tại kho người bán.
  • 10 điều kiện còn lại: người bán phải làm thủ tục hải quan tại cảng mình xuất khẩu ( cảng đi).

Nhập khẩu

  • DDP: người bán.
  • 10 điều kiện còn lại là người mua tại cảng giao hàng.

Tư vấn lựa chọn loại hình vận tải xuất nhập khẩu hàng hóa cùng xuất nhập khẩu Nhật Minh Khánh - Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói

 

Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, xin Quý khách liên hệ với Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói - XNK Nhật Minh Khánh chúng tôi qua Hotline: 098 847 6868 (24/24) hoặc Email: info@nhatminhkhanh.com
Tags: Incoterm 2010, Incoterm 2010 chart, incoterm 2010 cif, incoterm 2010 pdf, Incoterms 2010, International Commercial Terms, điều kiện thương mại quốc tế
Điều kiện thương mại quốc tế

Điều kiện thương mại quốc tế (tiếng Anh:International Commercial Terms, viết tắt: Incoterms) là một bộ các qui tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tư vấn: Gọi ngay 098 847 68 68 (24/24)

Tư vấn Incoterms 2010

Tư vấn về bộ quy tắc nhằm giải thích những Điều kiện thương mại thông dụng nhất trong thương mại quốc tế. Giúp các bên tránh được hoặc hạn chế được đáng kể những rủi ro phát sinh do những khác biệt trong cách giải thích các điều kiện Incoterms ở các nước khác nhau. Nhận tư vấn dich vụ hải quan trọn gói về email: info@nhatminhkhanh.com

Incoterms 2010 English - chart - Bảng quy tắc Incoterm, 112, Huyền Nguyễn, Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói, 15/10/2022 08:49:26 Incoterms 2010 English - chart - Bảng quy tắc Incoterm, 112, Huyền Nguyễn, Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói, 15/10/2022 08:49:26
Ẩn

THIẾT KẾ WEB BỞI VINADESIGN